Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Tranh cãi căn cứ pháp lý Mỹ hạ sát tướng Iran

Sau vụ không kích hạ sát thiếu tướng Iran Qassem Soleimani bên ngoài sân bay Baghdad, Iraq hôm 3/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết lệnh tấn công được ban ra nhằm ngăn chặn "cuộc tấn công tiềm tàng" của Tehran. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng cáo buộc tướng Iran đang chuẩn bị cho một kế hoạch hành động đe dọa tính mạng công dân Mỹ.

Trong bài đăng trên Twitter hôm 5/1, ông chủ Nhà Trắng nói thêm rằng "họ tấn công chúng tôi và chúng tôi đã đáp trả". Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố cuộc không kích tướng Iran nhằm "ngăn chặn một cuộc chiến, không phải khơi mào nó".

Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani trả lời phỏng vấn tại thủ đô Tehran năm ngoái. Ảnh: AFP.

Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani trả lời phỏng vấn tại thủ đô Tehran năm ngoái. Ảnh: AFP .

Theo các chuyên gia, quyết định hạ sát tướng Soleimani sẽ được công nhận là tuân thủ quy định về tự vệ theo luật pháp quốc tế nếu Mỹ chứng minh được rằng họ buộc phải hành động để ngăn chặn một cuộc tấn công sắp xảy ra .

Kevin Jon Heller, giáo sư luật tại Đại học Amsterdam, Hà Lan, nhận định việc Công ty dịch thuật Đồng Nai Trump đề cập đến cuộc tấn công tiềm tàng "là bằng chứng cho thấy Mỹ vẫn cần viện dẫn một số căn cứ pháp lý cho quyết định không kích". "Cách viện dẫn này không chuẩn mực như việc thực sự tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng còn hơn là không đưa ra căn cứ gì", ông cho hay.

Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về các hoạt động ngoài vòng pháp luật, đang kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về cái chết của Soleimani. "Dựa trên thông tin có được cho đến nay, chúng tôi không thể xác định liệu vụ tấn công có tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc về kiềm chế sử dụng vũ lực hay không", bà nói.

Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc nghiêm cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, trừ hai trường hợp: quyết định đó được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn hoặc một quốc gia tiến hành để tự vệ.

"Điều 51 chỉ cho phép tự vệ để đáp trả một cuộc tấn công đã hoặc sắp xảy ra. Theo đó, các quốc gia phải chứng minh hành động tự vệ có thể chấp nhận, nhằm đối phó với những cuộc tấn công vũ trang sắp xảy ra", giáo sư Heller giải thích.

Hội Chữ Thập Đỏ định nghĩa tự vệ là "quyền vốn có của một quốc gia trong việc sử dụng vũ lực để đáp trả một cuộc tấn công vũ trang". Trường hợp tự vệ khi cuộc tấn công chưa xảy ra, nhưng được dự đoán trước, được gọi là tự vệ phủ đầu . Tự vệ phủ đầu khác với tự vệ phòng ngừa, động thái được thực hiện nhằm ngăn chặn mối đe dọa trong tương lai nhưng thiếu thông tin chính xác.

Tuy nhiên, nguyên tắc về tự vệ phủ đầu liên tục thay đổi. "Tự vệ phòng ngừa rõ ràng là bất hợp pháp, nhưng tình trạng tự vệ phủ đầu vẫn là chủ đề gây tranh cãi", Eliav Lieblich, phó giáo sư luật tại Đại học Tel Aviv, Israel, cho hay.

Theo giáo sư Heller, tính hợp pháp của một cuộc tấn công phụ thuộc vào mức độ cấp bách của mối đe dọa cần được ngăn chặn. "Nếu âm mưu tấn công dự kiến xảy ra trong tương lai rất gần, việc tự vệ có lẽ hợp pháp. Tuy nhiên, nếu đó mới chỉ là kế hoạch, việc quyết định tung đòn không kích là không đủ căn cứ", ông nhận định.

Đòn tên lửa Mỹ giết tướng Iran. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Đòn tên lửa Mỹ giết tướng Iran. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Heller nói thêm rằng tự vệ phủ đầu chỉ nên áp dụng khi đáp ứng các "tiêu chí Caroline" , đề cập tới sự cố ngoại giao giữa Mỹ, Canada và Anh hồi năm 1837. Theo yêu cầu từ phía Anh, dân quân Canada khi đó đã bắt rồi đốt tàu Caroline của Mỹ ngay trong vùng biển Mỹ, khiến quan hệ Anh - Mỹ bị đẩy đến bờ vực chiến tranh.

"Tiêu chí Caroline" được rút ra từ quá trình giải quyết sự cố, theo đó một cuộc tấn công được xác định là "nhãn tiền" khi nó chắc chắn sắp xảy ra. Việc tự vệ phải có tính cần thiết, cấp bách, xuất phát từ bối cảnh vô cùng nghiêm trọng, không có thời gian để cân nhắc và không còn lựa chọn nào khác ngoài tấn công. Điều này có nghĩa là các quốc gia không được sử dụng vũ lực để ngăn chặn các mối đe dọa tấn công tiềm ẩn.

"Phải có bằng chứng về một cuộc tấn công vũ trang nghiêm túc chắc chắn sắp xảy ra. Khó có thể coi mục tiêu của Mỹ trong cuộc không kích tướng Soleimani là nhằm ngăn chặn cuộc tấn công như vậy , dựa trên những định nghĩa chính thống về tự vệ phủ đầu", Lieblich đánh giá.

Khi được hỏi các mối đe dọa từ Soleimani ở mức độ nào, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley trả lời chúng "hoàn toàn chắc chắn", nhưng thời gian Iran tiến hành các cuộc tấn công là "trong những ngày hoặc những tuần sắp tới". Ông còn cho biết nguy cơ chưa biến mất hẳn dù Soleimani đã bị giết.

CNN cho hay nội bộ chính quyền Trump từng tranh luận về quyết định không kích Soleimani và đã tham vấn nhiều luật sư để chuẩn bị căn cứ pháp lý trước thời điểm tiến hành chiến dịch. Washington cũng cung cấp rất ít thông tin về những mối đe dọa cụ thể mà Soleimani mang lại, thậm chí giới chức Mỹ còn đưa ra thông tin thiếu nhất quán. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên lập luận rằng mức độ cấp bách còn phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người.

Theo Lieblich, việc gây suy yếu các tiêu chí về tự vệ phủ đầu có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc sai lầm và lạm dụng biện pháp này, bởi ngưỡng xác định cuộc tấn công vũ trang sắp xảy ra bị hạ thấp. "Khi đó, việc sử dụng vũ lực trở thành hành động thường xuyên, không còn là trường hợp ngoại lệ nữa", ông cảnh báo.

Ánh Ngọc (Theo Al Jazeera )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét